Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết quy hoạch ra sao ?

Cao Tốc Dầu Giây – Phan Thiết được quy hoạch với chiều dài 99 km, có 4-6 làn xe, mặt đường rộng 32m (tốc độ cho phép 100-120 km/h).

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

Là dự án thuộc trục cao tốc Bắc Nam, kết nối giao thông phát triển kinh tế phía Nam, đặc biệt là thủ phủ  Resort Du Lịch Phan Thiết – Mũi Né & TP. HCM thuận tiện, kích cầu phát triển kinh tế, giải quyết tình trạng quá tải giao thông trên tuyến QL1A .

Cao Tốc Dầu Giây – Phan Thiết có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận và các vùng lân cận. Rút ngắn  thời gian di chuyển từ TP HCM đến Phan Thiết – Mũi Né ( khoảng 2 tiếng). Đặc biệt Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành lớn nhất Châu Á.

Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết chính thức được khởi công  vào ngày 30/09/2020 với vốn đầu tư công hơn 13,600 tỉ đồng (bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư)

Các tuyến quy hoạch Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết

Các tuyến cao tốc

  • Điểm tiếp nối Đồng Nai : bao gồm nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, kết nối với dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (khoảng km thứ 41+600 theo lộ trình đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây)
  • Điểm tiếp nối Phan Thiết : bao gồm Phú Long, Hàm Thắng, Hàm Liêm, Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc), Mương Mán, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam), Suối Kiết, Gia Huynh (Tánh Linh) của tỉnh Bình Thuận, Xuân Thành, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Bắc (Xuân Lộc), Bảo Quang, Bình Lộc, Suối Tre (TP Long Khánh), thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất) của Đồng Nai.

Các gói thầu thi công

  • Gói thầu 1-XL Thi công Km0+000 – Km16+400
  • Gói thầu 2-XL thi công Km16+400 – Km47+672
  • Gói thầu 3-XL Thi công Km47+672 – Km83+000
  • Gói thầu 4-XL Thi công Km83+000 – Km99+000

Cao Tốc Dầu Dây – Phan Thiết dự kiến hoàn thành trong 36 tháng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, chia thành 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trục thông, 10 cầu trong nút giao liên thông.

Hiện tại 4 gói thầu 1-XL, 2-XL 3-XL, 4-XL đang được thi công đồng loạt. Dự kiến sẽ hoàn thành vào Quý IV/2022 vận hành đầu năm 2023.

Khi Cao tốc Phan Thiết Dầu Giây hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh phía Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A.

Kích thích giao thương manh mẽ đến các thành phố du lịch, thu hút lượng du khách lớn đến các tỉnh miền Nam: Phan Thiết, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Khánh, Đà Lạt,…

Tiến độ thi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Theo ghi nhận của báo Vnexpress, sau gần 2 năm thi công, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dần thành hình, nhiều đoạn đã thảm nhựa, làm cầu vượt, dự kiến xong trong năm nay.

Đoạn đầu kết nối với cao tốc Dầu Giây – TP HCM thuộc huyện Thống Nhất (Đồng Nai) dần hiện rõ trục đường. Đây là nút giao quan trọng trong tổng 6 nút của cao tốc này.

Phần cao tốc đi qua tỉnh Đồng Nai dài khoảng 52 km, với nhiều đoạn cao tốc đã trải thảm nhựa. Theo thiết kế, chiều rộng mặt đường hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h.

Ban điều hành dự án cho biết toàn tuyến cơ bản đã liền mạch, chỉ còn một số điểm như nút giao, cầu vượt, đường điện cao thế…

Tổng hợp (Wiki – Vnexpress – baodautu)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *